Đường sắt đô thị Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metro) là tên gọi của hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội. Hệ thống được vận hành bởi Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC), bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318 km, và 3 tuyến tàu điện một ray. Đây là hệ thống đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam.
Hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là tuyến số 2A (đoạn Cát Linh – Hà Đông), và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội). Tính tới tháng 11 năm 2021, Tuyến số 2A sau 8 lần điều chỉnh tiến độ dự án, đã chính thức đi vào khai thác thương mại vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Trong khi đó, Tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến sẽ khai thác thương mại đoạn tuyến trên cao vào cuối năm 2023 và toàn tuyến năm 2027-2029. Quá trình xây dựng hai tuyến đường sắt gặp nhiều khó khăn về tài chính, vỡ tiến độ cũng như tai nạn xây dựng.[1]
1. Lịch sử đường sắt đô thị:
Những năm 1995–1996, Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, đã theo đoàn khảo sát của Hà Nội đi thăm các nước có hệ thống vận tải khối lượng lớn. Dân số Hà Nội khi đó đã vượt quá con số một triệu người. Đường sắt đô thị trở thành đề tài cấp thiết.[1] Năm 1998, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2020, đặt ra 5 tuyến đường sắt đô thị, trong đó thống nhất đặc trưng của đường sắt đô thị Hà Nội là kết hợp cả đoạn đi ngầm và đoạn đi trên cao.[1][2]
Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, khi Hà Đông vẫn còn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đông lại khó mở rộng do vướng các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai thành phố.[1] Năm 2008, dự án được ký kết với chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải và chính thức được khởi công vào tháng 11 năm 2011. Cũng trong năm 2011, quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội được nâng lên thành 8 tuyến và 10 nhánh. Những quy hoạch thủ đô về sau này đều thống nhất số tuyến theo quy hoạch năm 2011.[1]
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm.[3][4] ngoài 8 tuyến đường sắt đô thị, Hà Nội còn dự kiến thực hiện thêm ba tuyến tàu điện một ray. Các dự án Metro của Hà Nội được Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải (MoT) và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (HPC) làm chủ đầu tư. Tổng quan quy hoạch cụ thể năm 2016 của đường sắt đô thị Hà Nội[5] như sau:
2. Tuyến đường sắt số 5:
Vào năm 2012, dự án dự kiến triển khai vào năm 2017 nhưng hiện đã tạm hoãn ngày khởi công.[29][30] Dự án được thiết kế theo 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 đoạn Nam Hồ Tây – Láng – An Khánh dài 14.1 km gồm 10 nhà ga và giai đoạn 2 đoạn An Khánh – Hòa Lạc – Ba Vì dài 24.3 km gồm 11 nhà ga. Theo tính toán của tư vấn, phương án đi ngầm chi phí cao, hết 2.680 triệu USD, trên cao là 2.019 triệu USD chi phí ít hơn và dễ triển khai hơn. Hướng tuyến: Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long. Tuyến số 5 có 21 nhà ga gồm: Quần Ngựa, Kim Mã, Vành đai 1, Vành đai 2, Hoàng Đạo Thúy, Vành đai 3, Lê Đức Thọ, Mễ Trì, Tây Mỗ, An Khánh 1, An Khánh 2, Song Phương, Sài Sơn, Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Đồng Bụt, Đồng Trúc, Đồng Bãi, Tiến Xuân, Trại Mới, Thạch Bình.
Theo tính toán, tuyến số 5 khai thác 11 đoàn tàu với tổng số 44 toa đi vào hoạt động, tốc độ tàu chạy tối đa trên cao là 120 km/h; dưới ngầm là 80 km/h, tương ứng thời gian đi từ Hồ Tây đến An Khánh khoảng 18 phút 30 giây, đến Hòa Lạc khoảng 33 phút 22 giây và đến Ba Vì khoảng 41 phút. Tàu chạy trong giờ cao điểm là 6 phút/chuyến, các giờ khác trong ngày là 12 phút/chuyến.[31]
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao – Hòa Lạc dài 39 km, đi qua 3 huyện và 4 quận nội thành, được lên phương án thi công trong vòng 5 năm tới.
- ^ a b c d e f Ngọc Tân. “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Đứa con 16 năm chưa thể chào đời”. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Quyết định 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị”. VTV. Truy cập 28 tháng 1 năm 2019.
- ^ a b c “Quyết định 519/QĐ-TTg quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội 2030 2050 2016”. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Bản đồ 8 tuyến – Hanoi Metro”. Hanoi Metro. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
- ^ VTC News (17 tháng 9 năm 2022). “Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội phá vỡ ‘kỷ lục’ đội vốn, chậm tiến độ”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b Bảo Ngọc (ngày 24 tháng 9 năm 2019). “Đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo 11 năm chờ phê duyệt ga ngầm”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2019.
- ^ B. Ngọc (22 tháng 11 năm 2019). “Đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo chậm 12 năm, đội vốn 16.000 tỉ”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
- ^ Ánh Tuyết. “Hà Nội dừng nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 2”. VnEconomy. 2021-04-27. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
- ^ a b c d e HNMO (ngày 6 tháng 6 năm 2020). “Chi tiết 2 tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội mới đề xuất xây dựng”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Hà Nội dự kiến đầu tư tuyến metro Văn Cao – Hòa Lạc”. ZingNews.vn. 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông”.
- ^ Nhà thầu TQ ‘kém nhưng không bỏ được’, BBC, 10/06/2015
- ^ Vì sao đường sắt đô thị Hà Nội đội giá 339 triệu USD?, vtc, 23/04/2014
- ^ Ngọc Hà (ngày 5 tháng 7 năm 2019). “Đại dự án nhức nhối nhất Thủ đô, đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ”. Vietnamnet. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
- ^ a b Ngọc Tân (5 tháng 7 năm 2019). “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Đứa con 16 năm chưa thể chào đời”. Zing News. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Quyết định số 90/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Đức (ngày 10 tháng 10 năm 2011). “Khởi công xây dựng depot và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
- ^ Đoàn Loan. “Dân góp ý chỉnh sửa nội thất tàu điện Cát Linh – Hà Đông”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Ngày đầu đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông miễn phí, người dân xếp hàng chờ trải nghiệm”. Báo Tuổi Trẻ. 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
- ^ a b Ngân Tuyền. “Tuyến đường sắt đô thị 2 tỷ USD Yên Viên – Ngọc Hồi vẫn giậm chân tại chỗ”. An ninh thủ đô. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể báo cáo 5 dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn ở Hà Nội, TP.HCM”. Tuổi Trẻ Online. 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Dự án đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi gần 20 năm vẫn treo: Liên tục đội vốn, lỗi hẹn nhiều lần”. laodong.vn. 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
- ^ Trung tâm Tin tức VTV24. “Chuẩn bị tiến hành xây dựng ‘”siêu dự án” đường sắt đô thị số 1 Hà Nội”. VTV. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
- ^ Đoàn Loan. “Tổng vốn tuyến tàu điện Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo tăng lên 51.700 tỷ đồng”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Dự án tàu điện ngầm Hà Nội: Cần xem lại khoảng cách đặt ga”. Tạp chí Giao thông. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Vị trí ga ngầm tại khu vực hồ Hoàn Kiếm: Đã được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng”. CafeF. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Hà Nội chốt phương án ga ngầm cạnh Hồ Gươm”. VnExpress.
- ^ “Khởi công tuyến đường sắt Hồ Tây – Ba Vì vào năm 2017 – VnExpress Kinh doanh”. VnExpress – Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 21 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Khởi động lại tuyến đường sắt Nam Hồ Tây- Ba Vì”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 21 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Khởi công tuyến đường sắt đô thị số 5 vào năm 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
- ^ a b “Ông Đinh La Thăng kỷ luật hàng loạt cán bộ”. BBC. Truy cập 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Hà Nội: Sập giàn giáo nhà ga đường sắt trên cao, đè taxi chở 4 người”. motthegioi. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập 28 tháng 12 năm 2014.
- ^ Bá Đô. “Dầm thép tuyến Metro Hà Nội bất ngờ rơi xuống đường”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
- ^ Bá Đô. “Hiện trường vụ sập cần cẩu tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.